Đặc điểm của Doanh Nghiệp Tư Nhân và quy trình thành lập. Doanh Nghiệp Tư Nhân là gì ? Khái niệm và đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này như thế nào ? Quy định pháp lý của Doanh Nghiệp Tư Nhân. Doanh Nghiệp Tư Nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Nội dung chính:
- 1 I. Đặc điểm của Doanh Nghiệp Tư Nhân và quy trình thành lập
- 1.1 1.Doanh Nghiệp Tư Nhân do một cá nhân làm chủ
- 1.2 2.Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp
- 1.3 3.Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý
- 1.4 4.Về phân phối lợi nhuận
- 1.5 5.Doanh Nghiệp Tư Nhân không có tư cách pháp nhân
- 1.6 6.Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ trong quá trình hoạt động của Doanh Nghiệp Tư Nhân
- 2 II. Ưu nhược điểm của Doanh Nghiệp Tư Nhân
- 3 III. Quy trình thành lập Doanh Nghiệp Tư Nhân
I. Đặc điểm của Doanh Nghiệp Tư Nhân và quy trình thành lập
1.Doanh Nghiệp Tư Nhân do một cá nhân làm chủ
Doanh Nghiệp Tư Nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của Doanh Nghiệp Tư Nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.
2.Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp
Nguồn vốn ban đầu của Doanh Nghiệp Tư Nhân xuất phát từ tài sản của chủ Doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động chủ Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với cơ quan kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đăng ký.
Vì vậy, không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của Doanh Nghiệp Tư Nhân và phần còn lại thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp.
Điều đó có nghĩa không có sự tách bạch tài sản của chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân với tài sản của Doanh Nghiệp Tư Nhân đó.
3.Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý
Doanh Nghiệp Tư Nhân chỉ có một chủ sở hữu, vì vậy chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân có toàn quyền quyết định trong tổ chức cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp Tư Nhân.
Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân là người đại diện theo pháp luật của Doanh Nghiệp Tư Nhân.
4.Về phân phối lợi nhuận
Về vấn đề chia lợi nhuận không đặt ra với Doanh Nghiệp Tư Nhân bởi Doanh Nghiệp Tư Nhân chỉ có một chủ sở hữu, toàn bộ lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về chủ Doanh nghiệp. Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa khi có rủi ro chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân sẽ tự mình chịu toàn bộ rủi do trong quá trình kinh doanh.
5.Doanh Nghiệp Tư Nhân không có tư cách pháp nhân
Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức là phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh Nghiệp Tư Nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của Doanh Nghiệp Tư Nhân không có sự độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân.
6.Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ trong quá trình hoạt động của Doanh Nghiệp Tư Nhân
Do không có sự độc lập về tài sản, người chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro của Doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Doanh Nghiệp Tư Nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp vốn đã đăng ký không đủ.
II. Ưu nhược điểm của Doanh Nghiệp Tư Nhân
Ưu điểm.
- Do chỉ có một chủ sở hữu nên chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp
- Doanh Nghiệp Tư Nhân ít bị ràng buộc bởi quy định pháp luật do chế độ trách nhiệm vô hạn như một đảm bảo cho đối tác kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng hợp tác với doanh nghiệp
- Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng của Doanh Nghiệp Tư Nhân.
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đơn giản, gọn nhẹ.
Nhược điểm.
- Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân luôn có tính rủi ro cao do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cho dù có thuê giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp đầu tư vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
III. Quy trình thành lập Doanh Nghiệp Tư Nhân
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Số lượng hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân: 01 hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân (mẫu Phụ lục I – ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)
Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp bao gồm: Thẻ căn cước công dân / Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
Văn bản ủy quyền cho những người đi nộp hồ sơ và giấy nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
Có hai cách thực hiện:
Nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Nộp qua mạng điện tử theo quy trình tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời hạn trả kết quả:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu từ chối cấp giấy thì Phòng kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp bằng văn bản trong đó nêu lý do.
Trên đây là một số “Đặc điểm của Doanh Nghiệp Tư Nhân và quy trình thành lập“ cơ bản; Để có những thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN ACC VIỆT NAM
Trụ sở : P101-102 Lầu 1, 270-272 CỘng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Hồ CHí Minh City
Hotline : 0938830883 ( Mr Dũng )
Email: vphcm@accvietnaminfo.vn
Website: https://congtyaccvietnam.com/
Bloger: https://congtyaccvietnamtphcm.blogspot.com/
Xem thêm
- Bảng giá Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
- Dịch vụ thành lập công ty uy tín
- Bảng giá Dịch vụ thành lập công ty
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói